Những công việc nên làm trước khi muốn thành ông chủ

Làm một công việc ổn định trước khi thành một doanh nhân sẽ giúp bạn tích lũy được kĩ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết và tiền bạc – những yếu tố cần thiết để thành công.

Rất ít người dấn thân vào nghiệp kinh doanh ngay từ bước đầu tiên. Có những công việc sẽ trang bị cho bạn hành trang khởi đầu tốt hơn những công việc khác. Việc văn phòng giúp bạn tạo dựng tiền bạc và các mối quan hệ, tuy nhiên ngay cả chính những công việc đơn giản nhất mà bất cứ ai có thể làm lại có thể mang đến cho bạn những kĩ năng cần thiết để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Dưới đây là 5 công việc mà Entrepreneur giới thiệu cho những người muốn thành ông, bà chủ.

Bán hàng

Bán hàng tạo ra cơ hội để phát triển các kĩ năng, bên cạnh việc phân loại hàng hóa và tính tiền. Bạn sẽ làm việc với những khách hàng không hề biết rằng mình muốn mua gì. Sau khi trò chuyện với họ, bạn sẽ nhận ra khách hàng của mình đang tìm kiếm điều gì và sản phẩm thích ứng với những yêu cầu đó.

nhung-cong-viec-nen-lam-truoc-khi-muon-thanh-ong-chu

Nên học nhiều nghề cơ bản trước khi muốn làm ông bà chủ.

Sau một vài tháng, bạn sẽ có khả năng nhìn vào hành vi của một người và mô tả sơ lược người đó dựa trên nhu cầu của họ. Đó là cách để biết được tính cách, dự đoán được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn sẽ có cơ hội làm việc với những khách hàng có thái độ bất mãn hay không hài lòng với sản phẩm, lắng nghe những phản ánh của họ và tìm cách khắc phục. Đó chính là kinh nghiệm quý báu giúp bạn đối phó với những than phiền của khách hàng sau này.

Nhân viên thực phẩm

Thực phẩm, đặc biệt là thức ăn nhanh, không phải là một ngành công nghiệp hấp dẫn. Một số đầu bếp đạt đến trình độ nghệ thuật bậc thầy, khiến các đối thủ khác phải tôn trọng và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không phải là tính nghệ thuật mà là môi trường làm việc. Bạn sẽ phải làm việc tay chân cật lực để chuẩn bị thức ăn trong một căn bếp nóng nực càng nhanh càng tốt khi khách hàng yêu cầu.

Bạn sẽ không được học nhiều về các dự án tài chính hay mô hình lợi nhuận, nhưng bạn có thể thử sức mình với môi trường áp lực cao ở đây. Bạn bắt buộc phải làm cùng lúc nhiều công việc với tốc độ cao, sắp xếp đơn đặt hàng của khách hàng một cách hoàn hảo trong điều kiện ngặt nghèo.

Nhân viên kinh doanh

Với công việc này, bạn có cơ hội nâng cao kĩ năng giao tiếp khi nói chuyện với rất nhiều người từ mọi tầng lớp xã hội. Bạn sẽ học được kỹ năng thuyết phục khách mua hàng. Bên cạnh đó, bạn còn biết được thêm về nhu cầu của khách hàng và làm thế nào đáp ứng nhu cầu đó một cách thích hợp, từ đó hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.

Bạn còn được làm việc trong môi trường mà thu nhập của bạn chủ yếu phụ thuộc vào hoa hồng bán hàng. Điều đó có nghĩa là, sinh kế của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng thành công. Đó chính xác là những gì mà doanh nhân sẽ phải đối mặt. Trên thực tế, thu nhập của một chủ doanh nghiệp chính là dựa trên số tiền hoa hồng kiếm được ở khâu cuối cùng.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

nhung-cong-viec-nen-lam-truoc-khi-muon-thanh-ong-chu-1

Nghề này giúp bạn có những kỹ năng cần thiết khi đối mặt với những đòi hỏi khắt khe của khách hàng.

Chăm sóc khách hàng hội tụ đầy đủ đặc thù của 3 công việc kể trên. Công việc này đòi hỏi bạn phải làm việc với mọi người liên tục, từ ngày này qua ngày khác. Bạn sẽ được tiếp xúc với mọi khía cạnh cảm xúc: tồi tệ nhất, đòi hỏi khắt khe nhất, hay tức giận nhất của khách hàng – những kinh nghiệm mà bạn cần phải có nếu muốn làm việc trong môi trường cạnh tranh cao.

Việc giữ vẻ mặt bình tĩnh trong khi khách hàng đang bất mãn hét vào mặt bạn ở quầy tiếp tân không thực sự vui vẻ gì, tuy nhiên điều này sẽ trang bị cho bạn những kĩ năng cầng thiết khi đối mặt với những thử thách thực tế từ phía khách hàng sau này.

Quản lí

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, hãy thử làm quản lí trước khi tự mình kinh doanh riêng. Bạn không nhất thiết phải làm công việc văn phòng trong môi trường được đào tạo chuyên nghiệp, thay vào đó bạn có thể thử sức mình ở vị trí quản lý nhà hàng hoặc cửa hàng bách hóa.

Với bất kì vị trí quản lí nào, bạn sẽ học được thêm về kĩ năng làm việc nhóm, giao quyền, kĩ năng quản lí thời gian và phân bổ nguồn lực – những kĩ năng cực kì cần thiết nếu muốn điều hành doanh nghiệp.

Nếu bạn đã từng làm một trong những công việc kể trên, hãy thử nghĩ lại xem bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm gì trong suốt thời gian làm những công việc đó. Bạn đã học được gì về kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, quản lí thời gian? Những bài học này rất tinh tế, bởi sẽ không có ai nói cho bạn biết phải có những kĩ năng này như thế nào. Còn nếu như bạn đã thử sức mình ở những công việc trên, hãy tích hợp những kĩ năng mình đã học được vào phong cách làm việc. Hãy nhớ, góc nhìn và kinh nghiệm càng nhiều, hiểu biết về kinh doanh của bạn càng bao quát, đa dạng.

Ngọc Anh

Tin Liên Quan